Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Sơ lược về mật thư

Khái niệm: Là một bức thư được viết dưới dạng bí mật. Nhằm giữ kín nội dung mà giữa người gửi và người nhận cần trao đổi.



Mật thư thường có 2 phần:
1. Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.

2. Chìa khóa: Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa là: O

Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là:
Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.
Một số từ chuyên môn:
Văn bản gốc (bạch văn): nội dung cần truyền đạt (bản tin).
Khoá: dung để hướng dẫn cách giải. Ký hiệu:
Mã khoá: chuyển bạch văn sang dạng mật thư.
Dịch mã: chuyển thư sang dạng bạch văn (quá trình dịch mã).
Tuỳ theo quan điểm sắp xếp và cách sử dụng chúng ta có nhiều cách sắp xếp theo các hệ thống mật thư khác nhau.
 CÁC BƯỚC SOẠN MỘT MẬT THƯ:
Khi cần soạn ra một mật thư ta cần làm theo các bước sau:
Bước 1:Viết nội dung bức thư (bạch văn).
- Ta nghĩ ra một nội dung nào đó cần truyền đạt đến người khác. Viết ra đầy đủ (chú ý các dấu thanh và dấu mũ) ngắn gọn và đầy đủ ý, không dài dòng.
Bước 2: Chọn dạng mật thư.
- Chọn dạng mật thư nào đó sao cho phù hợp với trình độ của người nhận mạt thư.
Bước 3: Mã hoá.
- Căn cứ theo yêu cầu của Mật thư, ta cần lượt chuyển những từ ngữ của nội dung bản tin thành mât mã. Đối chiếu thật cẩn thận để tránh bị sai sót.
Bước 4: Cho chìa khoá.
Chìa khoá phải sáng sủa, rõ ràng, gợi ý cho người dịch dễ dàng tìm được hướng giải. đừng để người giải phải mất thì giờ giải cái chìa khoá của ta đưa ra.
BẢNG CHỮ CÁI QUỐC TẾ:
A B C D E F H I J K L M N O P Q R S T U V W Y Z

I. Quốc ngữ điện tín:
- Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp.
- Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ.

Ví dụ: Với câu: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 
Sẽ được viết là:
Coong cha nhuw nuis
 Thais Sown
Nghiax mej nhuw nuowcs trong nguoonf chayr ra.

II. Đọc ngược:
Có 2 cách đọc:
1. Đọc ngược cả văn bản:
Ví dụ với câu: Kỹ năng sinh hoạt.
Có thể viết là: tạoh hnis gnăn ỹk
(jtaoh hnis gnwan xyk)
 

2. Đọc ngược từng từ:
ỹk gnăn hnis tạoh
(xyk gn
wan hnis jtaoh)
III. Đọc lái:
Trong lúc trò chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay nói lái để tạo ra những tình huống vui nhộn. Từ đó, ta tạo ra những mật thư bằng cách này.

Ví dụ ta nghe người nào đó nói:”Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối khíu chọ”. Thoạt đầu, ta cứ tưởng anh ta là người mới học tiếng Hoa. Nhưng khi nghe giải thích rõ mới hiểu, thì ra anh ta muốn nói: Ngồi lâu tê cẳng muỗi cắn khó chịu.

IV. Đánh vần:
Ở cách này, yêu cầu người dịch phải biết cách đánh vần giống như các em học sinh tiểu học. Nếu đọc lớn lên trong lúc dịch thì sẽ dễ hình dung hơn.

V. Bỏ đầu bỏ đuôi:
Ta chỉ cần bỏ chữ đầu và chữ cuối câu. Phần còn lại chính là nội dung bản tin.
VI. Số thay chữ:
Đây là dạng mật thư rất đơn giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.
Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=1, thì ta có thể cho A=2, 3… hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó = một số nào đó.

VII. Chữ thay chữ:
Khác với loại mật thư “Số thay chữ” ở trên, loạmật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ở đây, ta thử với loại chìa khóa A=b. Trước hết ta phải nhập bảng dưới đây:
 
Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=b, thì ta có thể cho A= một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được.

VIII. Mưa rơi:
Khi nhìn thấy loại mật thư này, ta chỉ cần đi theo mũi tên của khóa. Ở đây, chữ đầu tiên là chữ C, chữ thứ nhì theo hướng đi của khóa là chữ O. Theo đó, ta sẽ dịch được hết bản tin.
IX. Chuồng bò:
Đây là một dạng mật thư rất quen thuộc (còn gọi là mật thư góc vuông - góc nhọn). TRước hết, chúng ta phải nắm rõ 2 khung cơ bản dưới đây. Cứ mỗi ô sẽ chứa 2 chữ:
Với chữ nằm ở phía bên nào thì ta chấm 1 chấm ở phía bên đó.
Riêng ở khung chéo thứ 2, cách thể hiện cũng chưa có sự thống nhất ở nhiều tài liệu khác nhau. Do đó, chúng tôi liên kê ra hết để cho người soạn mật thư tuỳ ý lựa chọn để lập chìa khóa chom mình. Có tất cả 6 cách để thể hiện, ta muốn làm theo kiểu nào thì đặt khóa theo kiểu này.



X.Mật thư viết bằng hóa chất

Có thể viết bằng chữ quốc ngữ thường hay được mã hóa hoặc viết chồng lên một bức thư thông thường.

- Mật thư đọc bằng cách hơ lửa

Khóa: vẽ ngọn lửa hoặc một câu có liên quan đến lửa.

Hóa chất dùng để viết: nước chanh, dấm, phèn chua, nước đường, sữa, mật ong, đèn sáp, cô ca cô la, nước củ hành… Loại mật thư này viết xong để khô, khi muốn đọc thì hơ trên lửa.

- Mật thư đọc bằng cách nhúng nước

Khóa: hình sóng nước, kí hiệu nước, H2O, một câu có liên quan đến nước…hóa chất dùng để viết: xà bông, huyết thanh, mủ xương rồng, nước chanh, amoniắc… khi đọc thả tờ giấy nổi trên mặt nước, chữ sẽ hiện ra.

XI. Mật thư xé ráp

Cách sử dụng: Viết lên trên giấy rồi cắt rời ra cho người chơi ráp lại, có thể viết theo ngôn ngữ điện tín.
XII. Mật Mã Napoléon
Mật Mã Napoléon 1
Nguyên Tắc
- Trước hết, cho một phân số để định rõ số tung và hoành độ.
Thí du: 5/8 : 40 nghĩa là tung độ 5 ô và hoành độ 8 ô. Bản tin sẽ được viết 5 hàng dọc, mỗi hàng 8 mẫu tự.
- Kẻ ô theo phân số đã cho.
- Viết chữ vào, hết hàng trên sẽ xuống hàng dưới, những ô dư thêm vần F để cho đủ. 
Thực Hành
Chìa Khóa: 3/10 : 30
Bản Tin: TTH HOA ION ENH ESS UUT SNH NGE HQE ITZ
Giải: Chia ô và điền chữ theo chìa khóa như sau. 
Click here to view full size
“Thiếu Nhi tôn sùng Thánh Thể.” 

Mật Mã Napoléon 2
Nguyên Tắc
- Biến thế của mật mã Napoléon 1
- Viết theo hàng ngang, đọc hàng dọc
- Chữ F vô nghĩa được điền vào sau cho đày đủ.
Thực Hành
Chìa khóa: 4/7 : 28 
Bản Tin: TEHSCJS HUIIHKF ISHNIHF ENYHUOF
Giải: Chia ô và điền chữ theo chìa khóa như sau. Ðiền chữ theo hàng ngang, đọc theo hàng dọc 

“Thiếu Nhi hy sinh chịu khó.” 

Mật Mã Napoléon 3
Nguyên tác
- Biến dạng của mật mã napoléon 1
- Mẫu tự của bản tin được giải theo 2 kiểu hình sau đây: 

- bản tin gửi đi được viết theo hàng ngang (hay dọc), người nhận viết lại cũng theo hàng ngang (hay dọc) rồi đọc theo hình vẽ trên.
- Chữ F vô nghĩa, điền thêm cho đủ. 
Thực Hành
Chìa Khóa: 5/7 : 35 

giải: “Thiếu Nhi nhờ Mẹ quyết thắng” 

Mật Mã Napoléon 4
Nguyên Tắc
- Biến dạng của mật mã napoléon 1
- Viết theo một trong hai kiểu hình vẽ sau đây. 

- Sau đó viết thành hàng ngang hay hàng dọc vào bản tin. 
Thực Hành
Chìa Khóa: 7/4 : 28 
Bản Tin: IOHS XOHU TMIE OOPE OHII IKEH SNET 
Giải: Muốn giải mật thư này, ta xếp các hàng chữ theo 7/4 và đọc: “Thiếu nhi biên kho mỗi tối”

XIII.Mật thư CAM RANH

Ví dụ: OII: CAM RANH
Bạch văn: HND - HEN - TEA - INT - AVO - NTE - NIT

Điểm nhận dạng mật thư này:
1. Được chia theo từng cụm chữ riêng biệt và có số ký tự chữ bằng nhau.
2. Nếu hơn nhau thì chỉ hơn nhau 1 ký tự.
3. Khóa thường là một từ ngắn gọn và số ký tự của khóa bằng với số cụm chữ của nội dung.
4. Thường khóa là một danh từ riêng (HO CHI MINH, HOA BINH, TUYEN NGON,…)

Cách giải:
B1: Theo thứ tự Alphabe bạn đánh số các ký tự nằm trong dãy khóa CAM RANH, đối với các ký tự trùng nhau thì đánh thứ tự từ trái sang phải, ta có thể thấy như trong hình vẽ.
B2 : Bạn thay cụm từ số 1 vào vị trí số 1 vừa được đánh. Ta thấy như trên.
Vậy là bạn đã giải ra mật thư với nội dung “THANHNIENVIETNAMDOTNET”
XIV. Từ ghép:
Từ ghép trong tiếng việt là một khối vững chắc về kết cấu, về ngữ âm và về nghĩa, thông thường gồm 2 từ tố gắn chặt vào nhau không thể bị chia cắt, tách rời hoặc không thể chen vào giữa những từ tố bằng những từ khác. Như vậy, từ tố này có thể gợi nghĩ đến từ tố kia. Chẳng hạn: nguy…sẽ gợi cho ta từ nguy hiểm,…
* Ví dụ:
Mật thư: Vỗ…, cắm…, …trường, …tối, …nướng, …cháo, …ngắn.
khóa: Bí… = Mật
…Mật = Bí.
Bản tin được dịch là: VỀ TRẠI LẬP TỨC NẤU CƠM NGAY.
XV. Tục ngữ - thành ngữ:
Tục ngữ, thành ngữ, ca dao hoặc những câu thơ nổi tiếng cũng là những khối vững chắc, cố định. Ta dễ dàng đoán ra một tiếng nào đó bị mất đi trong một câu tục ngữ, thành ngữ. với loại mật thư này, đòi hỏi người soạn mật thư phải có trình độ khá phong phú về kiến thức văn học.
* Ví dụ: Mật thư:
Có công mài sắt có,…nên kim
Tôi…đi cấy còn trong nhiều bề
Nghĩa mẹ như…trong nguồn chảy ra
Lời rằng…mệnh cũng là lời chung
Trông mưa trông nắng trông…trông đêm
Mất lòng trước được lòng…
Có sức người sỏi đá cũng thành…
Bao nhiêu tấc đất tấc…bấy nhiêu.

khóa: Điền vào chỗ trống.
Bản tin được dịch là: NGÀY NAY NƯỚC BẠC NGÀY SAU CƠM VÀNG.
XVI. Tọa độ:
Mật thư tọa độ là mật thư rất phong phú và đòi hỏi phải có sự chính xác cao. Xuất phát từ kiến thức của binh chủng pháo binh. Tọa độ là hình thức xác định một điểm nào đó mà đường trục ngang và trục đứng đã được biết trước. Theo đó ta tạm sắp xếp 25 chữ cái La Tinh (không tính chữ Z) vào trong 25 ô chia đều các cạnh (mỗi cạnh 5 ô) trong một hình vuông lớn như trục vẽ dưới. Khi giải mã, ta chỉ cần đối chiếu trục ngang và trục đứng là ta đã được nội dung cần tìm.
Bảng tra
12345
AABCDE
BFGHIJ
CKLMNO
DPQRST
EUVWXY

* Ví dụ:
Mật thư: A1-C4-B3/ A5-C3/ C4-B3-E1-E3/ D5-B3-A5-A5-D3/ D5-A1-E5/ A3-B3-A1-A1-C4.
:A = 5; E = Y
Bản tin được dịch là: ANH EM NHUW THEER TAY CHAAN (Anh em như thể tay chân).
Tìm MẬT THƯ:
Sau đây là 1 số lưu ý khi tìm mật thư
  1. Bất cứ 1 mật thư nào được giấu cũng phải có 1 dấu hiệu hướng dẫn. Nó có thể là hình vẽ, có thể là một văn bản.
  2. Trước khi tìm thấy mật thư ta phải luôn bình tĩnh và đề cao cảnh giác, đọc kĩ các dấu hiệu:
                              + Hướng MT và khoảng cách MT.
                              + Đứng quan sát xem vị trí đó có gì khác thường hay đặc biệt không rồi sau đó hãy tiến đến nơi mình nghĩ là nơi đặt MT.
       3.     Mật thư có thể là  bất cứ thứ j` như lá cây, sỏi,.....
       4.      Nhẹ nhàng tìm kiếm cânt thận, hãy luôn nhớ tìm mật thư phải tìm bằng trí chứ không bằng sức, cho nên phải lưu ý những dấu hiệu # thường, đặc biệt.           
CÁCH GIẢI MÃ MẬT THƯ
1. Phải hết sức bình tĩnh
2. Tự tin nhưng không được chủ quan
3. Nghiên cứu khóa giải thật kỹ
4. Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết
5. Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.
6. Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.
Một số mẹo để giải mật thư chữ thay chữ, số thay chữ
Anh được qui ước thành N
Em được qui ước thành M
Mẹ, má được qui ước thành U
Tờ, tê được quy ước thành T
Bờ, bê được quy ước thành B
Dờ, dê được quy ước thành D
Đờ, đê được quy ước thành Đ
Khờ, ca hát được quy ước thành KH
Ca, tê được quy ước thành K, T
Hát được quy ước thành H
Ít, Xờ được quy ước thành X
Mặt trời, mặt trăng tròn, quả trứng gà, quả bóng... O
Tò tí te hình tượng của chữ K (-.-)
Tò tò tò te tí hình tượng của số 9 (- - - - .)
Cốc! Cốc! Cốc hình tượng của chữ S (. . .)
Thùng! Thùng! Thùng hình tượng của chữ O ( - - - )

Vòng xoay mật thư
Các bạn có thể tải về tại đây , cắt ra và gắn lại thành 3 đường tròn đồng tâm, khi xoay được là tác phẩm đã hoàn thành

Chúc may mắn !

Giới thiệu xứ đoàn Võ Lâm


 LƯỢC SỬ GIÁO XỨ VÕ LÂM
GIÁO PHẬN KONTUM
       I. HÌNH THÀNH CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU VÕ LÂM – NHÀ NGUYỆN VÕ LÂM
- Năm 1938: Cha Alberty (Cố Hiền) chánh xứ Giáo xứ Tân Hương cho xây dựng một căn nhà để làm nhà nguyện, gần đường Phan Chu Trinh và đặt cử ông Stêphanô Đỗ Nhứt trông coi. Căn nhà nhỏ này, được gọi là Nhà nguyện Võ Lâm.
- Năm 1939 : Cộng đoàn tín hữu này ngày càng tăng lên được vài chục hộ, được gọi là “xóm đạo Võ Lâm”, trực thuộc giáo xứ Tân Hương.
       II. THÀNH LẬP GIÁO XỨ VÕ LÂM 1962.
- Từ “Xóm đạo đến “họ đạo Võ Lâm”  (1957-1958)
Cha sở Tân Hương cho bán một phần đất tại đường Phan Chu Trinh gần chùa Bác Ái, mua một lô đất trên đường Trần Nhân Tông ngày nay và bắt đầu xây dựng một nhà nguyền tạm để anh em tín hữu qui tụ đọc kinh hôm sớm. Và được cha Antôn Nguyễn Đình Nghĩa trong thời gian ngắn, nhất là cha Anrê Phan Thành Văn đến làm mục vụ lâu dài.
  * Thành lập Giáo xứ Võ Lâm ( năm 1962)
- Năm 1962: Chính thức thành lập Giáo  Võ Lâm. Khu vực nhà nguyện: 
  + Nam: giáp đường Phan Chu Trinh; Tây giáp đường Phan đình Phùng; Đông giáp đường Trần Phú; Bắc giáp thành Đăk Phan (nay là đường Trường Chinh).



               CỘNG ĐOÀN NỮ TU PHAOLÔ VÕ LÂM (CĐ. BÊTANIA)
Theo lời đề nghị của Cố Giám Mục Paul Seitz (Kim), các nữ tu dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng có mặt tại Giáo xứ Võ Lâm ngày 04/09/1975.
Căn nhà đầu tiên của Quý nữ tu. là 02 lớp học sơ cấp của Giáo xứ. Nhà nguyện của cộng đoàn là nhà thờ GX, vào thời cha Tôma Vũ Khắc Minh chánh xứ. Các nữ tu đã giúp cha xứ trong Phụng vụ thánh lễ, ca đoàn, giúp kẻ liệt, những người hấp hối, thăm viếng người nghèo, lương giáo.
Các nữ tu đã tự lực mưu sinh biến sân sỏi đá thành vườn rau, làm thêm nghề ép chuối, chăn nuôi. Các chị còn tham gia công tác tại nông trường Kontrang Kla, khai phá rừng nguyên sinh thành ruộng và tiếp nhận dân di cư.
Mùa hè năm 1976 các chị  bắt đầu dạy giáo lý theo định kỳ, giúp rước lễ lần đầu và thêm sức cho các em trong Giáo xứ. Đến năm 1978 các chị đến thăm viếng những gia đình tại vùng kinh tế mới và dạy giáo lý cho các em nhỏ.
1. Ban chức việc giáo xứ:
Trong niềm vui Mừng 50 năm của giáo xứ Võ Lâm, chúng ta không thể nào quên công lao to lớn của Ban chức việc giáo xứ. Vâng, kính thưa cộng đoàn! Chúng ta hãy chào đón Ban chức việc giáo xứ với tổng cộng có 26 thành viên, được chia ra phụ trách các xóm đạo. Ban chức việc luôn tận tâm phục vụ và hoạt động tích cực trong các ban ngành của Xứ đạo và đặc biệt là đã cộng tác một cách đắc lực cùng với Cha chính xứ trong công tác Phụng vụ.
2. Giáo lý viên:
          Được chính thức thành lập vào năm 2001 gồm 25 huynh trưởng giáo lý. Trong đó chia ra 5 trưởng cấp 3, 10 trưởng cấp 2, 10 trưởng cấp 1 và dự trưởng. tổng cộng có 10 lớp giáo lý với 292 em học sinh từ lớp Đồng cỏ non đến lớp Kinh Thánh III.
3.  Ca đoàn:
     Chúng ta hãy hân hoan đón chào Ca đoàn Gioan Boscô của giáo xứ Võ Lâm đang từ từ tiến về phía lễ đài.
Ca đoàn được thành lập vào ngày 15.8.1979 do Cha Chính xứ Vũ Khắc Minh quản nhiệm. Hiện nay ca đoàn có tất cả 30 ca viên. Đây là ca đoàn chính yếu của giáo xứ, phục vụ đắc lực vào mỗi Thánh Lễ Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng.
III.  NHÀ THỜ HIỆN NAY VÀ CƠ SỞ TÔN GIÁO.
        A – NHÀ THỜ.
- Năm 1961-1966: Một nhà nguyền tạm thời (quen gọi là nhà thờ) tọa lạc trong dãy nhà tại khu vực nhà xứ Võ Lâm hiện nay.
- Tháng 8 năm 1966: chuẩn bị vật tư và nhân sự cây dựng.
- Giữa năm 1967: Cha sở Anrê Phan Thanh Văn cho xây công trình Nhà thờ, mặt tiền hình 3 đỉnh nhọn (thường gọi: Nhà thờ mặt tiền 3 chóp).
- Năm 1968: Năm Mậu Thân, Nhà thờ bị pháo kích, bị hư hại nặng.
- Năm 1971: tu sử lại nhà thờ, xây dựng nhà xứ.
- Năm 1972: bắt đầu chỉnh trang :
+ Cha Tôma Vũ Khắc Minh thay mái tôl băng mái ngói, làm thêm trần bằng ván O-van.
+ Sửa sang cung thánh và mặt tiền nhà thờ.
- Năm 2010: Cha Luy Gonzaga  Nguyễn Quang Vinh thay trần nhà thờ bằng thạch cao, lát gạch men gian nhà thờ.
         B – CƠ SỞ TÔN GIÁO:
- Năm 1962-1972: mở trường tiểu học, trường tư thục “Sơ cấp Nguyễn Do”.
- Năm 1975 : chuyển giao cho Dòng Phaolô thành Chartres đảm nhận, mở Nhà trẻ: Mầm Non, mở bán nội tru.
- Năm 1995:
+ Hoàn thành khu vực nhà ở và làm việc của các nữ tu Dòng.
+ Hoàn thành khu vực nhà họp của Ban Chức Viêịc.
- Năm 1996:
  + Hoàn chỉnh các lớp giáo lý.
  + Nơi ở và làm việc cha chánh xứ.
- Năm 2002: Xây dựng Đài Đức Mẹ.
   + Cha Lu-I Gonzaga Nguyễn Quang Vinh được Đức Giám Mục Phêrô bổ nhiệm làm chánh xứ Giáo xứ Tân Hương, kiêm nhiệm giáo xứ Võ Lâm.
  + Cho xây dưng  Đài Đức Mẹ, trang trí khang trang.
IV. GIAI ĐOẠN THỬ THÁCH VÀ CHỨNG NHÂN TIN MỪNG (1972 – 2002)
1. Tháng 3 năm 1972: Cha Tôma Vũ Khắc Minh, chánh xứ thay cha Anrê Phan Thanh Văn; số giáo dân trên 300 người.
- Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1972: Mùa hè đỏ lửa: chiến tranh loan lạc, giáo dân di tản. Vài tháng sau tình thế tạm yên ổn, giáo dân bắt đầu hồi cư.
            – Ngày 30 tháng 4 năm 1975: Phần đông tín hữu thuộc gia đình lính và công chức nên di tản đi nơi khác. Một số giáo dân địa phương từ từ trở về, xây dựng lại nhà cửa, học cách làm ăn theo lối mới là lao động sản xuất.
- Năm 1976: Đức Giám mục Alexis Phạm Văn Lộc cho phép Dòng Phaolô thành Chartres lập cộng đoàn nữ tu tại Võ Lâm – Tiếp tục đoàn sủng của hội Dòng.
2. Cha chính xứ làm mục vụ trong nội thị Kontum và kiêm nhiệm những khu vực ngoại thị có giáo dân kinh
- Năm 1976:
+ Kiêm nhiệm họ đạo Do Lai (xã Đắk Cấm); số giáo dân 89 hộ trong năm 1977.
+ Họ đạo Do Lai nầy vốn trước kia (năm 1980) là họ đạo Lương Nghĩa (thời cha Thomann)
+ Kiêm nhiệm phần đất dọc quốc lộ 14 đến hết thị trấn Đăk Ui (nay huyện Đăk Hà) gồm
  *  Xóm Đạo Thanh Trung, 25 hộ. Chọn Thánh Phêrô làm bổn mạng .
  *  Họ đạo Ngô Trang (cũ) và Võ Định (xã Đăk Kla), 200 hộ công giáo.
  *  Xóm Đạo thị trấn Đăk Ui, gồm 25 hộ công giáo (năm 1983).
+ Năm 1983: Một số giáo dân huyện Kim Sơn và Ninh Bình đến lập nghiệp tại xã Đăk Blà, chọn thánh Giuse quan thầy. Họ đạo Giuse gồm 50 hộ.
3. Ngày 10 tháng 06 năm 2001:
Cha Tôma Vũ Khắc Minh được Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung thuyên chuyển làm chính xứ An Khê.
Từ ngày 10 tháng 06 năm 2001 đến 22/12/2002: cha Đaminh Đinh hữu Lộc đặc trách tạm thời Giáo xứ Võ Lâm hơn 6 tháng.
(còn tiếp)
                                                                                                         Nguồn: https://gpkontum.wordpress.com/2012/11/14/luoc-su-giao-xu-vo-lam-giao-phan-kontum/

 
Copyright © 2015 Hiệp Đoàn Kito Vua
Hiệp đoàn Kitô Vua miền Kon Tum | Design by Kanglouis